Người trong nghề: Nghề tổ chức sự kiện bắt đầu như thế nào?

Nếu bạn muốn “dấn thân” vào ngành nghề có trị giá 500 tỷ USD này, bạn hãy trang bị thêm cho mình thật nhiều trải nghiệm và kiến thức.

cong-ty-to-chuc-tic-day-thang-uy-tin
top-don-vi-trang-tri-trung-tam-thuong-mai-uy-tin
don-vi-trang-tri-trung-tam-thuong-mai
cong-ty-trang-tri-trung-tam-thuong-mai
trang-tri-trung-tam-thuong-mai
cong-ty-to-chuc-su-kien-tri-an-khach-hang-uy-tin
cong-ty-to-chuc-su-kien-sinh-nhat-uy-tin
cong-ty-to-chuc-su-kien-trien-lam-uy-tin

Ngành tổ chức sự kiện sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm cuộc sống hơn bất kỳ ngành nghề nào khác. Nếu bạn muốn “dấn thân” vào ngành nghề có trị giá 500 tỷ USD này, bạn hãy trang bị thêm cho mình thật nhiều trải nghiệm và kiến thức cùng sự tỉ mỉ, ý thức sáng tạo, nhiệt huyết và đam mê. Khi đã trang bị đủ “công cụ hành nghề” thì hãy bắt đầu những chuỗi ngày tổ chức sự kiện.

Từng bước “dấn thân” vào ngành tổ chức sự kiện

Theo đuổi đam mê không có nghĩa là phải từ bỏ con đường học vấn

Không phải ai cũng chọn đúng ngành học mà mình ưa thích vì vào thời điểm quyết định chọn ngành nghề. Họ có thể vẫn chưa định hướng rõ tương lai mình sẽ là ai và làm gì. Trong thời gian hoạt động tại trường, bạn có thể tìm thấy ước mơ của mình ở ngành sự kiện nhưng việc học vẫn đang dang dở khiến bạn muốn bỏ cuộc và chuyển ngành.

Lời khuyên từ Bill Nguyễn - Đạo diễn & Nhà tổ chức sự kiện là “đừng bỏ học”. Bạn có thể tích lũy kiến thức từ cuộc sống hoặc bất kỳ ngành nghề nào để ứng dụng vào ngành tổ chức sự kiện trong tương lai. Do đó, trước tiên hãy chứng minh bạn có đủ năng lực làm việc chuyên nghiệp trước đã, sau đó theo đuổi ước mơ vào ngành event sau.

Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện đam mê này sớm hơn, hãy chọn học các ngành học liên quan đến nghề này như PR, Tổ chức sự kiện, Quản trị kinh doanh, Marketing, Thiết kế,..

Trải nghiệm dưới góc nhìn của người tham dự

Tổ chức sự kiện chỉ thành công khi bạn đáp ứng được nhu cầu của người tham dự. Nhưng để hiểu khán giả muốn gì, trước tiên, bạn hãy là khán giả. Khi còn là sinh viên, bạn hãy tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, sự kiện triển lãm, cuộc thi, chương trình ca nhạc,… càng đa dạng thể loại càng tốt. Thông qua những trải nghiệm này, bạn sẽ hiểu được góc nhìn của khán giả.

Ngoài ra, những cuộc hội thảo, hội nghị hay triển lãm ngành sự kiện sẽ giúp bạn tiếp cận với những chuyên gia và hiểu rõ hơn về ngành nghề này. Qua đó, bạn sẽ có định hướng tốt cho tương lai của mình.

Tìm hiểu thêm: đơn vị trang trí tiệc đầy tháng chuyên nghiệp

Bắt đầu từ các câu lạc bộ, hội đoàn và đội nhóm

Hãy bắt đầu từ những sự kiện có quy mô nhỏ tại trường thông qua các câu lạc bộ, hội đoàn, đội nhóm. Bạn sẽ thực hành tổ chức, quản lý sự kiện của mình tại đó. Hãy mạnh dạn xung phong làm trưởng nhóm sự kiện và thử sức quản lý kế hoạch tổ chức sự kiện từ đầu đến cuối.

Kinh nghiệm chính là bài học quý giá nhất, có thể giúp bạn thành công hơn trong ngành.

Tham gia những vị trí nhỏ trong các sự kiện

Hãy tích cực gửi CV - hồ sơ năng lực đến các nhà tổ chức sự kiện lớn để đăng ký làm nhân viên hoặc tình nguyện viên trong sự kiện của họ. Đây là cơ hội để bạn trải nghiệm và tiếp cận môi trường chuyên nghiệp, đồng thời, tăng khả năng chịu áp lực trong những sự kiện lớn.

Những giá trị quý giá nhất mà bạn sẽ đạt được từ công việc này là kinh nghiệm thực tiễn và các mối quan hệ.

Đăng ký các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành

Bạn sẽ được nâng cao kiến thức làm việc theo quy trình tổ chức chuyên nghiệp nếu có giấy chứng nhận chuyên ngành. Do đó, bạn hãy tham khảo các trung tâm, các khóa học đào tạo chuyên ngành để có hướng đi phù hợp nhất. Bạn có thể theo học nghề tại các doanh nghiệp lĩnh vực tổ chức sự kiện, hoàn thành khóa học chính quy của trường đào tạo tổ chức sự kiện hoặc tham gia các khóa học trực tuyến.

Chọn lĩnh vực tổ chức sự kiện phù hợp

Bạn muốn làm một nhà tổ chức sự kiện chung chung (nghĩa là nhận sự kiện nào làm sự kiện đó) hay chọn một lĩnh vực riêng để phát triển thế mạnh của mình? Điều này phải dựa trên khả năng tự đánh giá bản thân của bạn. Thông qua những trải nghiệm, bạn có thể sẽ nhận thấy được những lợi thế và bất lợi của mình trong ngành sự kiện. Từ đó, xác định xem bạn sẽ đi theo lĩnh vực nào tốt nhất để đầu tư thời gian, công sức vào lĩnh vực đó để nâng cao khả năng và sự hiểu biết của mình.

Tìm một “người thầy”

Các mối quan hệ sẽ giúp bạn tìm thấy "người thầy" cho mình để theo dõi bước đường của họ và học hỏi. Người này có thể là người sẽ dạy, hướng dẫn, khuyến khích và giúp bạn định hướng cho tương lai. Hãy mở rộng mối quan hệ khi còn đi học, tích cực lắng nghe và ghi chú những chia sẻ, kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ.

Con đường đi đến tương lai sẽ không trải sẵn hoa hồng cho bạn. Để đi con đường ít chông chênh hơn, bạn buộc phải từng chút một bỏ bớt gai đi bằng cách học tập, trải nghiệm và thử sức mình trong các sự kiện thực tế.

Tìm hiểu thêm: đơn vị trang trí sự kiện triển lãm chuyên nghiệp